Gia hạn văn bằng nhãn hiệu

Nhãn hiệu thông qua việc đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ bởi cơ quan sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Do đó, chủ văn bằng cần thực hiện thủ tục gia hạn kịp thời để duy trì hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu (trường hợp còn tiếp tục sử dụng)

Như vậy, gia hạn văn bằng là thủ tục hành chính để duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cũng như duy trì quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu đó

Tại sao cần gia hạn văn bằng nhãn hiệu ? 

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được thực hiện các quyền của mình trong thời hạn nhãn hiệu còn hiệu lực bảo hộ.

Quyền đối nhãn hiệu chỉ phát sinh, xác lập khi thực hiện thủ tục đăng ký và nhận được Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký).

Các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm:

  1. Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu theo quy định;
  2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình;
  3. Quyền định đoạt nhãn hiệu theo quy định.

Khi hết thời hạn bảo hộ và hết thời hạn được quyền gia hạn mà chủ văn bằng không thực hiện các thủ tục để gia hạn thì Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực, tức là Doanh nghiệp sẽ không còn quyền đối với nhãn hiệu mà mình đang sử dụng, khai thác, và trường hợp xấu nhất là bị người khác đăng ký nhãn hiệu của mình.

Khi nào cần thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng nhãn hiệu ?

Để tránh hậu quả bị “mất quyền” đối với nhãn hiệu, chủ văn bằng cần thực hiện việc gia hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày văn bằng hết hiệu lực.

Ví dụ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp vào ngày 22/05/2013 và được cấp văn bằng ngày 07/11/2015. Thời gian có hiệu lực của văn bằng từ ngày 07/11/2015 đến 22/05/2023. Như vậy Kể từ ngày 22/11/2022, chủ sở hữu có thể làm thủ tục gia hạn văn bằng.

Lưu ý: Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng hết hiệu lực. Nếu hết thời hạn gia này này, văn bằng sẽ mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực.

Các tài liệu cần có khi gia hạn văn bằng nhãn hiệu

  1. Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);
  2. Bản gốc VBBH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào VBBH);

Lưu ý: Trường hợp làm mất văn bằng thì Chủ văn bằng thực hiện song song thủ tục cấp lại với thủ tục Gia hạn;

 3. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

 4. Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

 5. Tài liệu khác (nếu cần).

Nơi nộp hồ sơ gia hạn văn bằng nhãn hiệu

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gia hạn nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ hiện có các cơ sở tại 3 khu vực:

  1. Trụ sở chính tại TP. Hà Nội.
  2. Văn phòng đại diện tại TP. HCM.
  3. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.

Hiện nay, việc nộp đơn gia hạn nhãn hiệu đã thuận tiện hơn thông qua một trong các kênh: nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích, gửi đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.

Thời gian thẩm định hồ sơ gia hạn văn bằng nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định và ghi nhận gia hạn tại Cục sở hữu trí tuệ là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. (Thời gian thực tế sẽ mất từ 5 đến 6 tháng để hoàn tất thủ tục).

Chi phí gia hạn văn bằng nhãn hiệu

Quý khách có thể tham khảo bảng phí dịch vụ của chúng tôi tại đâyBáo phí

Trường hợp nộp hồ sơ gia hạn muộn (trong vòng 6 tháng từ ngày hết hiệu lực) thì phí cộng thệm “Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn” là 10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn.

Quy trình Dịch vụ gia hạn văn bằng nhãn hiệu tại Monday Vietnam

Khi tiếp nhận các yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ, chúng tôi tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra các yếu tố mang tính pháp lý (thông tin chủ sở hữu, hiệu lực văn bằng);

Bước 2: Tiến hành làm hồ sơ và chuẩn bị giấy tờ đầy đủ;

Bước 3: Nộp hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ;

Bước 4: Theo dõi đơn và giải trình chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan Sở hữu trí tuệ (nếu có);

Bước 5: Nhận văn bằng và bàn giao.

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Phan Chu Trinh, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.