Loại nhãn hiệu

Như ta đã biết, Nhãn hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm, dịch vụ của mọi cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu trên thương trường. Về phía người tiêu dùng, nhãn hiệu cũng có vai trò cực kỳ quan trọng vì nó giúp người tiêu dùng phân biệt và dễ dàng lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ mà mình yêu thích và tin tưởng. 

Tuy nhiên, bạn có biết, nhãn hiệu cũng được chia thành nhiều loại và được pháp luật Việt Nam quy định rõ về từng loại nhãn hiệu này. Vậy pháp luật quy định có những loại nhãn hiệu nào?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất của Việt Nam, có 3 loại nhãn hiệu sau đây:

1. Nhãn hiệu tập thể:

Theo khoản 17 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 định nghĩa:

“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”

Nói cách khác, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong một tổ chức, hội, liên hiệp hoặc liên đoàn,…với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu.

Đặc điểm phân biệt nhãn hiệu tập thể với các dạng nhãn hiệu khác, đó là:

  1. Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải là “một tập thể”, về mặt pháp lý, các tập thể này tồn tại dưới dạng: các tổ chức kinh doanh, hội, hiệp hội, liên hiệp, liên đoàn,…. 
  2. Chỉ có thành viên của tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể thì mới được quyền sử dụng nhãn hiệu đó trên hàng hóa, dịch vụ của mình.
  3. Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể phải tuân theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Ví dụ: nhãn hiệu tập thể của Hiệp Hội Trái Cây Việt Nam, Hội Nông dân các huyện, Hội Nhà báo Việt Nam,…

Loại nhãn hiệu tập thể

2. Nhãn hiệu chứng nhận:

Theo khoản 18 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022:

“Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”

Nói một cách dễ hiểu, Nhãn hiệu chứng nhận có chức năng là “chứng nhận” cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu một số tiêu chí nhất định mà nhằm thể hiện chất lượng của hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng. Bởi lẽ, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên hàng hóa, dịch vụ của mình thì phải đáp ứng các tiêu chí trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do Chủ sở hữu nhãn hiệu này đặt ra. Các chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận phải có chức năng chứng nhận về hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.

Nếu so với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải là người không thuộc tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu, có nhu cầu chứng nhận chất lượng hàng hóa và đáp ứng được các tiêu chí để được chứng nhận.

Ví dụ  Một số nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam: Hàng Việt Nam Chất lượng cao, VIETGAP, ISO,…

3. Nhãn hiệu nổi tiếng:

Theo khoản 20 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022:

“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.

Nghĩa là, nhãn hiệu nổi tiếng được hình thành, công nhận và được pháp luật bảo hộ “không thông qua việc đăng ký bảo hộ tại Cơ quan có thẩm quyền”, mà thông qua việc “được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi” trên lãnh thổ Việt Nam. 

Ví dụ: Việt Nam có một số nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được công nhận là Nhãn hiệu nổi tiếng như: vinacafé, Just Do It, PETROLIMEX, VINAMILK,…

 

Bạn cần cập nhật bất kỳ kiến thức nào về Nhãn hiệu, hãy tham khảo ngay hệ thống bài viết của Monday VietNam nhé!

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.