độc quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là một trong những loại tài sản vô cùng quan trọng và có giá trị thương mại cao trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Sở hữu trí tuệ gồm nhiều loại quyền như sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bản quyền và các quyền khác. Những quyền này cho phép SME bảo vệ và kinh doanh các sản phẩm trí tuệ của mình, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.

độc quyền sở hữu trí tuệ

Thực trạng sử dụng công cụ độc quyền sở hữu trí tuệ của các SME tại Việt Nam

Dù các quyền sở hữu trí tuệ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, phần lớn SME tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và thử thách khi sử dụng sở hữu trí tuệ như một công cụ độc quyền. Chẳng hạn như:

  • SME cần phải tốn nhiều chi phí và thời gian để đăng ký cũng như duy trì các quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là khi muốn mở rộng việc bảo hộ tại nhiều quốc gia;

  • SME chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về sở hữu trí tuệ, nên không biết cách chọn lựa, quản lý và tận dụng tài sản trí tuệ một cách tối ưu và hiệu quả;

  • SME khó có thể đối phó với việc vi phạm sở hữu trí tuệ, do thiếu tiềm lực tài chính, nguồn lực nhân sự, thị trường và đối tác;

Do đó, SME cần tìm kiếm các giải pháp và cơ hội để khắc phục những rào cản trên, và tận hưởng tối đa lợi ích của sở hữu trí tuệ. Một trong những cách làm hiệu quả là li-xăng và liên kết với các doanh nghiệp đối tác trong nước và quốc tế.

Li-xăng và liên kết – Lợi ích của việc vận dụng đúng công cụ độc quyền sở hữu trí tuệ

Theo đó, Li-xăng là hình thức chuyển giao quyền sử dụng sở hữu trí tuệ từ người cấp li-xăng (chủ sở hữu) cho người nhận li-xăng (người được sử dụng) theo một hợp đồng được thỏa thuận. Và Sở hữu trí tuệ là một tài sản có thể được chuyển nhượng cho người khác sử dụng theo hợp đồng li-xăng. Người cấp li-xăng (chủ sở hữu) và người nhận li-xăng (người sử dụng) đều có lợi từ việc này.

Trong đó, Người cấp li-xăng có thể:

  1. Thu được doanh thu từ việc cho phép người khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình.

  2. Mở rộng, phát triển thị trường dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn bằng cách tận dụng “tệp” khách hàng và thị trường sẵn có của người nhận li-xăng.

  3. Bảo vệ quyền tốt hơn và giảm chi phí hơn bằng cách ủy quyền cho người nhận li-xăng đại diện cho chủ sở hữu để bảo vệ quyền và ngăn chặn vi phạm quyền ở nơi mà người nhận li-xăng hoạt động.

  4. Nâng cao uy tín nhờ vào việc nhiều người biết đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của người cấp li-xăng, và bằng cách không ngừng đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường

  5. Tăng giá trị sản phẩm, giá trị thương hiệu và giá trị doanh nghiệp theo tỷ lệ phủ thị trường

  6. Có nhiều cơ hội hơn để thu hút vốn đầu tư, quan hệ và đối tác.

Lợi ích của công cụ độc quyền sở hữu trí tuệ

Bên cạnh đó, Người nhận li-xăng cũng sẽ có nhiều lợi ích từ việc sử dụng sở hữu trí tuệ của người khác theo hợp đồng. Người nhận li-xăng có thể:

  1. An tâm sử dụng tài sản trí tuệ đã được bảo hộ, không phải chịu rủi ro bị xử lý xâm phạm quyền.

  2. Mở rộng, phát triển thị trường bằng cách nhận quyền hợp pháp và đại diện cho chủ sở hữu để ngăn chặn những người vi phạm quyền ở những nơi mà chủ sở hữu được bảo hộ, giúp người nhận li-xăng vừa giữ vững thị trường hiện tại vừa mở rộng thị trường mới.

  3. Tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển nếu là các doanh nghiệp chuyên mua bán và chủ yếu có thế mạnh về phát triển thị trường, việc bán hàng liên tục các sản phẩm mới mà không cần đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, thử nghiệm, … giúp tăng cạnh tranh của doanh nghiệp mà không tốn chi phí cho hoạt động R&D.

  4. Nâng cao uy tín vì kinh doanh sản phẩm chính hãng và chất lượng cao.

  5. Tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu riêng theo mức độ nổi tiếng và mức độ phủ thị trường của sản phẩm có sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh hình thức Li-xăng – một hướng đi mới, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác, mở rộng kênh phân phối thì các SME còn có thể hợp tác với nhau để chia sẻ và sử dụng tài sản trí tuệ của nhau để tạo ra hoặc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ.

  • Hợp tác giúp SME khai thác được thế mạnh của nhau, và nâng cao năng lực sáng tạo và cạnh tranh.

  • Hợp tác cũng giúp SME giảm bớt chi phí khi không phải một mình đầu tư cho việc tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới.

Gần như tất cả những điều này đều hướng đến mục đích giúp SME có nguồn lực ít có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn, và tăng khả năng tồn tại, chiếm lĩnh thị trường, và tạo dựng thương hiệu cho nhóm SME hợp tác. Các doanh nghiệp SME có thể kết hợp cả hai hình thức li-xăng và liên kết để tối ưu hóa nguồn lực và lợi thế, thu được lợi ích tối đa trong thời gian ngắn nhất có thể.

Nhìn lại sự hợp tác giữa bánh trung thu Đại Phát và nhà thiết kế áo dài Minh Hạnh năm 2018 để cho ra dòng sản phẩm lễ hộp Minh Hạnh – Hộp bánh trung thu nghệ thuật thêu tay đầu tiên của Việt Nam – sẽ nhận thấy được vị thế và tầm quan trọng của việc li-xăng và liên kết tài sản trí tuệ của SME ở Việt Nam.

Đây là một ví dụ về việc li-xăng nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, khi Đại Phát được sử dụng nhãn hiệu Minh Hạnh và kiểu dáng áo dài thêu tay của Minh Hạnh cho sản phẩm của mình, và Minh Hạnh được nhận một khoản phí li-xăng từ Đại Phát. Sự hợp tác này giúp Đại Phát tạo ra một sản phẩm độc đáo và sang trọng, thu hút khách hàng cao cấp, và tăng giá trị thương hiệu của mình. Minh Hạnh cũng được quảng bá thương hiệu và tài năng của mình đến nhiều người hơn, và thu được doanh thu từ việc li-xăng.

Kết luận

Một vấn đề đặc biệt quan trọng bảo hộ pháp lý quyền sở hữu trí tuệ khác là chúng biến các tài sản vô hình thành các tài sản độc quyền, cho dù chỉ trong một thời gian nhất định. Các quyền này cho phép các SME đạt được quyền sở hữu đối với tài sản vô hình và khai thác tối đa các tài sản này. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chính là làm cho tài sản vô hình “trở nên hữu hình” bằng cách biến chúng thành các tài sản độc quyền có giá trị có thể trao đổi thương mại được trên thị trường.

>>> Thương mại hóa tài sản trí tuệ: Tiềm năng và thách thức

Và tương tự như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải đạt được và duy trì, được tính toán, định giá, giám sát chặt chẽ và quản lý cẩn thận nhằm có được nhiều giá trị nhất. Tuy nhiên, trước khi việc này được thực hiện, trước tiên các SME phải nhận thức được giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và bắt đầu nhìn nhận chúng như một tài sản kinh doanh có giá trị.

>>> Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

Cát Tường

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Phan Chu Trinh, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.