Nhãn hiệu là một loại tài sản trí tuệ quan trọng, giúp cho người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình. Nhãn hiệu cũng là một công cụ để quảng bá thương hiệu, tạo uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng.

Việc đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu cũng gây không ít lúng túng cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Đó cũng là tình hình chung của nhiều khách hàng tìm đến Monday Vietnam để tư vấn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu một cách hiệu quả – tiết kiệm chi phí – an toàn. 

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một dấu hiệu nhận biết và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một tổ chức hoặc cá nhân với hàng hóa hoặc dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác. Nhãn hiệu có thể là một từ, cụm từ, hình ảnh, logo, âm thanh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu là một phần quan trọng của thương hiệu, giúp tạo ra sự nhận diện và khác biệt trên thị trường.

Một số các nhãn hiệu nổi bật đăng ký qua Monday VietNam

Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và quan trọng trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng.

Lợi ích cho việc đăng ký nhãn hiệu

  1. Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã bảo hộ và khai thác nó để tạo các nguồn thu cho doanh nghiệp;
  2. Có cơ sở pháp lý vững chắc (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) khi xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Được yêu cầu ngăn chặn hoặc xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như sao chép, bắt chước, gây nhầm lẫn hoặc lợi dụng uy tín của nhãn hiệu;
  3. Góp phần ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép nhãn hiệu để sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ tương tự với mình.
  4. Tránh cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng thời cơ nộp đơn đăng ký trước để chuộc lợi;
  5. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu trên thị trường;
  6. Góp phần tăng uy tín của Doanh nghiệp khi có sản phẩm/dịch vụ. Mang tính cam kết với khách hàng về sản phẩm được khách hàng sử dụng;
  7. Tạo sự yên tâm cho chủ sở hữu nhãn hiệu khi đầu tư tiền bạc và công sức để xây dựng nhãn hiệu;
  8. Làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống nhượng quyền thương hiệu/mua bán. Được chuyển nhượng, cấp phép sử dụng hoặc tham gia vào các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến nhãn hiệu.

Khi nào nên đăng kí nhãn hiệu?

Cá nhân và doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu ngay khi có ý định sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình. Việc này giúp chủ sở hữu có được quyền ưu tiên trong việc xét cấp văn bằng bảo hộ và tránh được rủi ro bị tranh chấp hoặc xâm phạm bởi người khác. Ngoài ra, nếu muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, chủ sở hữu cũng nên đăng ký nhãn hiệu theo quy định của từng nước hoặc theo các thỏa thuận quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Để đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu.

Mục đích của bước này là để kiểm tra xem nhãn hiệu có bị trùng lặp hoặc giống với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đang trong quá trình đăng ký của người khác hay không. Tra cứu nhãn hiệu có thể được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các tổ chức đại diện hoặc tư vấn sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Soạn thảo hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật và ký tên, đóng dấu trước khi nộp đơn đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Nộp hồ sơ tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện có các cơ sở tại 3 khu vực:

  1. Trụ sở chính tại TP. Hà Nội
  2. Văn phòng đại diện tại TP. HCM
  3. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng

Hiện nay, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã thuận tiện hơn thông qua một trong các kênh: nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính, gửi đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến

Thông tin và Tài liệu cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu

  1. Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo mẫu số 08 Phụ lục 1 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
  2. Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (tổ chức/cá nhân đứng tên trên đơn);
  3. Mẫu nhãn hiệu (tên/logo/ hình ảnh), gồm 6 mẫu kèm theo tờ khai, có kích thước không nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm. Đối với nhãn hiệu âm thanh, cần có tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó;
  4. Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu, phân loại theo Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022;
  5. Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện hoặc tư vấn sở hữu trí tuệ (nếu có);
  6. Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
  7. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (nếu có), như tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.

Quy trình thẩm định chung của Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ đầy đủ, cán bộ nhận đơn sẽ tiếp nhận và chủ đơn sẽ nhận được số đơn nhãn hiệu và ngày ghi nhận nộp đơn.

Bước 2: Thẩm định hình thức

Đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 1 tháng để xác định đơn được chấp nhận hợp lệ hình thức hay từ chối chấp nhận hợp lệ hình thức. Nếu hồ sơ không có vấn đề gì, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin về yêu cầu đăng ký nhãn hiệu trong Công báo Sở hữu công nghiệp. Nếu hồ sơ có vấn đề gì, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn biết và yêu cầu bổ sung hoặc sửa chữa trong thời hạn 2 tháng.

Bước 3: Đăng công báo sở hữu công nghiệp 

Trong vòng 2 tháng sau khi đơn có Quyết định chấp nhận hợp lệ về hình thức, đơn đăng kí nhãn hiệu sẽ được đăng tải thông tin đơn trên thư viện số Cục SHTT.

Bước 4: Thẩm định nội dung 

Mục đích của bước này là để kiểm tra xem nhãn hiệu có phù hợp với các quy định của pháp luật không. Thời gian thẩm định nội dung là 9 tháng kể từ ngày thông tin đơn được đăng công báo sở hữu công nghiệp. Nếu nhãn hiệu không vi phạm các quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ban hành Công văn về việc dự định cấp văn bằng bảo hộ và gửi cho người nộp đơn. Nếu nhãn hiệu vi phạm các quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ban hành Công văn về việc dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và thông báo cho người nộp đơn biết.

Đăng ký nhãn hiệu mất thời gian bao lâu?

Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ, tổng thời gian thẩm định kể từ ngày nộp đơn cho đến khi ra kết quả về việc nhãn hiệu có được cấp văn bằng bảo hộ hay không là 12 tháng (gọi là Thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, thực tế thì thời gian này thường kéo dài từ 16 – 24 tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu ?

Hiện nay, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao vì bản thân doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ là như thế nào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã vấp phải những khó khăn khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu:

  • Chưa nắm rõ về các quy định của pháp luật liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam như: Hồ sơ và cách thức khai hồ sơ đăng ký, Quy trình nộp đơn, Tiến trình xử lý của Cục Sở hữu trí tuệ để có phương án theo dõi đơn và xử lý kịp các tình huống phát sinh,…
  • Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tra cứu, đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký hoặc có tra cứu nhưng không đạt được kết quả chuẩn vì việc tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là một việc hết sức chuyên môn.
  • Mất thời gian, tiền bạc vì vướng phải các sai sót dàn trải trong quá trình soạn, nộp, theo dõi đơn đăng ký. Nghiêm trọng hơn là bỏ lỡ một số thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ, dẫn đến bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Đó là lý do mà doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của các đơn vị dịch vụ có uy tín và chuyên môn để tiến trình đi đến bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.

Quy trình 5 bước đăng ký nhãn hiệu tại Monday VietNam

Bước 1: Kiểm tra các yếu tố mang tính pháp lý của tài liệu, giấy tờ, thông tin

Kiểm tra tính pháp lý của các loại giấy tờ về chủ đơn, tài liệu và thông tin liên quan đến quá trình tạo dựng nhãn hiệu/logo…

Bước 2: Tra cứu và đánh giá toàn diện khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi soạn thảo hồ sơ

Tra cứu nhãn hiệu tại các cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế để có cơ sở so sánh và đánh giá khả năng tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hay chưa ?
Đánh giá nhãn hiệu ở các điều kiện bảo hộ như: khả năng phân biệt, có chứa các dấu hiệu không được bảo hộ theo quy định,…

Bước 3: Tư vấn và đưa ra phương án bảo hộ có lợi tối ưu cho khách hàng và tiết kiệm chi phí

Thông báo đến cho khách hàng kết quả tra cứu và tư vấn phương án bảo hộ bằng văn bản rõ ràng, chi tiết. Trong đó, đưa ra các ý kiến phân tích và kiến nghị về các phương án bảo hộ.

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký bảo hộ

Tiến hành soạn hồ sơ theo mẫu quy định và thay mặt khách hàng mang hồ sơ đến cơ quan Cục sở hữu trí tuệ để nộp.

Bước 5: Theo dõi đơn và tư vấn giải trình yêu cầu của cơ quan SHTT trong quá trình xét nghiệm cấp bằng

Theo dõi quá trình đơn được cơ quan sở hữu trí tuệ xét duyệt và thông tin đến khách hàng, đồng thời tư vấn và giải trình các yêu cầu của cơ quan sở hữu trí tuệ.

Mức phí đăng kí nhãn hiệu 

Nhằm hướng đến việc minh bạch thông tin về chi phí và công việc mà Monday VietNam sẽ thực hiện, giúp Quý khách hàng luôn chủ động lựa chọn giải pháp tốt nhất cho tiến trình bảo vệ và phát triển thương hiệu tại Việt Nam.

Chúng tôi kính mời Quý khách hàng tham khảo bảng báo phí chuẩn cho hệ thống dịch vụ về nhãn hiệu tại đây.

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.