Đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những câu hỏi thường gặp về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, cùng với những lời khuyên và hướng dẫn chi tiết. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản và cập nhật về quy trình đăng ký nhãn hiệu, cũng như những lợi ích và rủi ro liên quan đến việc này.

PHẦN CHUNG

Nhãn hiệu là gì?

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) của Việt Nam, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Những dấu hiệu nào không được đăng ký là nhãn hiệu ở Việt Nam?

Có một số dấu hiệu không được đăng ký làm nhãn hiệu ở Việt Nam, bao gồm:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế;

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt nam và của nước ngoài;

  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

Quyền đối với nhãn hiệu ở Việt Nam được xác lập trên cơ sở nào?

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Việt Nam có áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” không?

. Việt Nam áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” (first to file) trong việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

Có thể xin hưởng quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam không?

CÓ. Việt Nam và Việt Nam đều là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, vì vậy doanh nghiệp ở các quốc gia là thành viên của Công ước Paris có quyền xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước đó. 

Theo đó, trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc từ ngày trưng bày hàng hóa tại một triển lãm chính thức với cùng một nhãn hiệu tại bất kỳ một nước nào là thành viên Công ước Paris, đơn đăng ký cho nhãn hiệu đó vào Việt Nam được tính ngày ưu tiên (ngày tương đương với ngày nộp đơn hợp lệ) theo ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày trưng bày hàng hóa tại triển lãm sử dụng nhãn hiệu đầu tiên.

 ​Doanh nghiệp nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp vào Việt Nam không? 

KHÔNG. Nếu cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Việt Nam không phải là người cư trú tại Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam thì phải nộp đơn qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy doanh nghiệp nước ngoài phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. 

THỦ TỤC NỘP ĐƠN

Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam?

 Tất cả các cá nhân hay pháp nhân Việt Nam và nước ngoài đều có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam và hưởng các quyền lợi như nhau. Chủ đơn nước ngoài phải nộp đơn qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam tại đâu?

 Để đăng ký nhãn hiệu vào Việt Nam, chủ đơn có thể nộp trực tiếp tại:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Có thể nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ không?

CÓ. Một nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm dịch vụ, một nhãn hiệu đăng ký tối thiểu là 01 nhóm sản phẩm/ dịch vụ và tối đa là 45 nhóm sản phẩm dịch vụ (tức là toàn bộ các nhóm hàng hóa dịch vụ trên thị trường)

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam phải nộp các tài liệu và thông tin gì?

Người nộp đơn là cá nhân, pháp nhân Việt Nam cần cung cấp cho đại diện được ủy quyền đăng ký nhãn hiệu các tài liệu và thông tin sau:

+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

+ 06 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

+ Danh mục sản phẩm/dịch vụ (mỗi đơn/1 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ).

Lấy mẫu tờ khai tại đây.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam là bao nhiêu?

+ Phí nộp đơn: 3.800.000 VND/đơn cho 1 nhóm

 (Lệ phí trên bao gồm cả phí dịch vụ).

Tìm hiểu thêm bảng báo phí dịch vụ tại đây.

XỬ LÝ ĐƠN

Đơn được xử lý như thế nào và trong thời hạn bao nhiêu lâu?

– Sau khi nộp đơn, nhãn hiệu sẽ được thẩm định về hình thức. Nếu đáp ứng đầy đủ các tài liệu và thông tin yêu cầu như trên, Đơn sẽ được chuyển sang thẩm định nội dung. Cụ thể là xem xét nhãn hiệu có khả năng phân biệt hay không; có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc địa lý hoặc bản chất, đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ hay không; có tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng hay nhãn hiệu nộp đơn sớm hơn của người khác hay không.

– Thời hạn đăn nhãn hiệu ở Việt Nam từ 12 tháng tính từ ngày nộp đơn, nhưng trên thực tế thời gian này có thể kéo dài từ 18 – 24 tháng. Đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

+ Thẩm định hình thức: 01 tháng

+ Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

+ Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu khác muốn phản đối một đơn nhãn hiệu ở Việt Nam thì phải làm thế nào?

Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong thời hạn 05 tháng kể từ ngày đơn nhãn hiệu được công bố trên trang Cục sở hữu trí tuệ, bất ký ai quan tâm đều có thể nộp đơn phản đối đến cơ quan đăng ký, để chỉ ra những yêu cầu mà đơn nhãn hiệu đó không đáp ứng. Ý kiến phản đối phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam được bảo hộ trong bao nhiêu lâu và duy trì hiệu lực như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam được bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Để gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, trước khi hết hạn hiệu lực chủ sở hữu phải nộp đơn xin gia hạn hiệu lực và nộp lệ phí gia hạn. Chủ sở hữu có thể nộp đơn xin gia hạn muộn nhưng không muộn quá 6 tháng kể từ ngày VBBH hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn trên, chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.

– Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào VBBH).

Nhãn hiệu đã đăng ký có thể chuyển nhượng cho người khác được không?

CÓ. Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;

+ Bản gốc VBBH;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung.

THỰC THI QUYỀN

Khi chủ nhãn hiệu đăng ký ở Việt Nam phat hiện người khác vi phạm nhãn hiệu của mình thì phải làm gì?

Nếu cá nhân, pháp nhân Việt Nam là chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu phát hiện có nguy cơ bị vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình hoặc thực sự đã bị xâm phạm quyền thì chủ sở hữu có thể sử dụng nhiều biện pháp xử lý xâm phạm quyền: Gửi thư khuyến cáo; nếu như bên xâm phạm vẫn không chấm dứt hành vi xâm phạm, chủ sở hữu có thể kiện bên xâm phạm ra tòa. Chủ nhãn hiệu được bồi thường thiệt hại theo Luật Sở hữu trí tuệ

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • VPGD: Tầng 5, 205A Thuỷ Lợi 4 Tower, Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.