Mục lục bài viết
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản đối với cá nhân, doanh nghiệp khi và chỉ khi nhãn hiệu đó được Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, các điều kiện để đăng ký là gì?, Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
I. CHUẨN BỊ NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
1. Tài liệu tối thiểu
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt với mẫu nhãn hiệu được dán trên tờ khai đăng ký về cả kích thước, màu sắc lẫn bố cục trình bày. Mẫu nhãn hiệu được trình bày trong khung có kích thước 80mm x 80mm, không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Tài liệu khác
- Giấy ủy quyền (Nếu nộp đơn qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp).
- Tài liệu xác nhận cho phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (như cờ, huy hiệu, biểu tượng của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước,…).
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (Giấy phép kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, quyết định thành lập,..).
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có).
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
3. Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Chi phí đăng ký nhãn hiệu là phí mà người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc phí dịch vụ mà người nộp đơn phải trả cho Công ty dịch vụ khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chi phí này được căn cứ theo số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ và số lượng sản phẩm/dịch vụ trong từng nhóm.
- Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Khoản chi phí trọn gói cơ bản cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 3.800.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT), khoản phí này đã bao gồm phí tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, phí dịch vụ, lệ phí nộp đơn, phí theo dõi và giải trình yêu cầu của cục sở hữu trí tuệ. Tùy vào phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đó mà sẽ có mức phí tương ứng cụ thể, phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu càng rộng (tức bảo hộ nhiều ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ) thì chi phí cho việc đăng ký sẽ tăng theo. - Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Lệ phí cấp văn bằng chi thu khi có thông báo cấp bằng từ Cục Sở hữu trí tuệ và khoản lệ phí này cũng tương ứng số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ, lệ phí cấp văn bằng cơ bản là 360.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
II. TIẾP NHẬN HỒ SƠ
Người nộp đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng của Cục Sở hữu trí tuệ ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ – Địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội – Số điện thoại: 024 38583069.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh – Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh – Số điện thoại: 028 3920 8483.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng – Địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng – Số điện thoại: 0236 3889 955.
Trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu qua dịch vụ của bưu điện, sau đó đính kèm Giấy biên nhận chuyển tiền vào hồ sơ và gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
III. THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Sau 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Cục sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn. Cục sẽ thẩm định đơn có đủ điều kiện về hình thức như: mẫu nhãn hiệu, thông tin chủ đơn, phân nhóm,…. có hợp lệ hay không:
- Nếu đơn hợp lệ về hình thức, Cục sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Nếu đơn không hợp lệ về hình thức, Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận (thông báo nêu rõ các thiếu, sai sót dẫn đến việc không hợp lệ). Trong vòng 02 tháng kể từ ngày ra thông báo người nộp đơn có thể đưa ra ý kiến phản đối hoặc sửa chữa những thiếu sót:
- Trường hợp người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, không có ý kiến phản đối hay việc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, ý kiến phản đối không xác đáng, Cục sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
- Trường hợp người nộp đơn có ý kiến xác đáng hoặc việc sửa chữa thiếu sót đủ và đúng với yêu cầu, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
IV. CÔNG BỐ NHÃN HIỆU TRÊN TRANG THƯ VIỆN SỐ CỦA CỤC
Sau 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và trên trang IPLIB của Cục.
V. THẨM ĐỊNH NỘI DUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Thời hạn thẩm định nội dung theo luật định là 09 tháng.
Cục sẽ xem xét, đánh giá nhãn hiệu có khả năng cấp bằng hay không, một vài lý do khiến nhãn hiệu không có khả năng cấp bằng như: trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm/dịch vụ,…
- Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện cấp bằng, Cục sẽ ra Thông báo cấp văn bằng bảo hộ.
- Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện cấp bằng, Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ (thông báo nêu rõ lý do không đáp ứng). Trong vòng 03 tháng kể từ ngày ra thông báo người nộp đơn phải làm công văn trả lời gửi đến Cục.
VI. THÔNG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG
- Nếu quá thời hạn mà người nộp đơn không làm công văn hoặc công văn trả lời không đạt yêu cầu, Cục sẽ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Người nộp đơn có thể làm đơn khiếu nại Quyết định của Cục trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được Quyết định này.
- Nếu nhãn hiệu đáp ứng được yêu cầu về bảo hộ thì Cục ra thông báo cấp bằng, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo người nộp đơn phải nộp đầy đủ phí, lệ phí. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp và trang IPLIB.
MONDAY VIETNAM
- E-mail: R@mondayvietnam.com
- Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
- Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- VPGD: Tầng 5, 205A Thuỷ Lợi 4 Tower, Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
- Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.