Sự phát triển của xã hội dẫn đến thực trạng đa dạng hóa về hàng hóa và dịch vụ. Để có sự phân định đâu là hàng hóa, dịch vụ của mình cũng như nâng cao vị thế hình ảnh của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng thì nhãn hiệu trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc minh họa điều đó. Như vậy, làm thế nào để nhãn hiệu được bảo hộ? Nội dung bài viết sau đây là sự tóm tắt về quy trình đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện hành.

Tra cứu nhãn hiệu

Để một nhãn hiệu được pháp luật thừa nhận và có thể sử dụng hợp pháp thì bản thân nhãn hiệu không thuộc trường hợp pháp luật nghiêm cấm hay mất đi bản chất của nó – khả năng phân biệt (dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không trùng lắp). Điều này đặt ra yêu cầu tiên quyết với hoạt động đăng ký nhãn hiệu là phải tra cứu trước khi có những hành động cụ thể.

Về phương thức tra cứu nhãn hiệu không mất phí, xin mời quý đọc giả truy cập tại đường dẫn sau để có thêm thông tin chi tiết:

Hoàn tất nghĩa vụ phí khi đăng ký nhãn hiệu

Tùy vào loại hồ sơ, kiểu dáng nhãn hiệu hay lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ mà gói chi phí có thể khác nhau. Một cách tổng quát thì lệ phí đối với đăng ký nhãn hiệu gồm những khoản phí sau (Căn cứ theo Thông tư 263/2017/TT-BTC):

  1. Lệ phí nộp đơn: 150.000 VND
  2. Lệ phí công bố đơn: 120.000 VND
  3. Lệ phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000/1 sản phẩm, dịch vụ (từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 30.000VND/1 sản phẩm, dịch vụ)
  4. Lệ phí thẩm định nội dung: 550.000/ 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ (từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 120.000 VND/1 sản phẩm, dịch vụ)

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  1. 02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN).
  2. 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày màu sắc cần bảo hộ).
  3. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  4. 01 Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký).
  5. 01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn).
  6. Tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc vụ việc cụ thể.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Hình thức: Trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên hình thức nộp đơn trực tiếp tỏ ra giản đơn và được áp dụng rộng rãi hơn phương thức còn lại.

Cơ quan thụ lý:

  1. Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  2. Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Tính từ ngày nộp sơ hợp lệ được nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn giải quyết hồ sơ được quy ước như sau: 01 tháng đối với hoạt động thẩm định hình thức, 02 tháng đối với thẩm định hoạt động công bố đơn và 09 tháng đối với hoạt động thẩm định nội dung. Dẫu vậy, trong thực tiễn thì thời hạn xử lý hồ sơ thường kéo dài đến 16 tháng và thậm chí là 24 tháng, tùy vào số lượng hồ sơ thực tế.

Nếu không thuộc trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ kéo dài 10 năm và chủ thể sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn theo quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Phan Chu Trinh, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.