Đánh giá điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu:

Đánh giá điều kiệnbảo hộ của nhãn hiệu là quá trình xem xét các điều kiện và yếu tố để một dấu hiệu được đăng ký và được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Đánh giá điều kiện hay khả năng bảo hộ của nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu nắm được cơ hội và rủi ro khi đăng ký nhãn hiệu, từ đó giảm thiểu chi phí và thời gian phát sinh.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Các dạng nhãn hiệu:

Nhãn hiệu chữ:

  • Chữ cái: Ví dụ như CNN, BBC
  • Từ ngữ: Ví dụ như Thuyền buồm, Victory, KODAK, TOYOTA 

Nhãn hiệu hình: 

Apple Logo and symbol, meaning, history, PNG, brandSwoosh – Wikipedia tiếng Việt   File:Mercedes-Logo.svg - Wikimedia Commons

Nhãn hiệu kết hợp:

File:Amazon logo.svg - Wikipedia Tập tin:Logo vinamilk.png – Wikipedia tiếng ViệtTập tin:FPT logo 2010.svg – Wikipedia tiếng Việt

Tại sao bạn cần đánh giá điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu? 

Cần phải đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu vì đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu nắm được cơ hội và rủi ro khi đăng ký nhãn hiệu bằng cách kiểm tra và đánh giá khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó, từ đó giảm thiểu chi phí và thời gian phát sinh. Ngoài ra, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu lựa chọn được dấu hiệu phù hợp với hàng hoá, dịch vụ mà mình cung cấp, có tính mới mẻ, độc đáo, dễ nhận biết và ghi nhớ.

Một cách để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu nhanh chóng là tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như một số tổ chức có liên quan. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra xem nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các tiêu chí và yếu tố để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).

Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ: 

Để được bảo hộ, nhãn hiệu của doanh nghiệp phải:

  1. Không được trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia.
  2. Là dấu hiệu nhìn thấy được.
  3. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Dựa vào những điều kiện trên kết hợp với các quy định của pháp luật, chúng tôi tạm thời khái quát lại một số nguyên tắc đánh giá khả năng bảo hộ của một nhãn hiệu như sau:

Đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu theo quy định tại điều 72, 73 Luật SHTT, điểm 39.2 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (gọi tắt là Thông tư 01).

Các loại dấu hiệu sau đây KHÔNG được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu:

  1. Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;
  2. Dấu hiệu thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

Quốc kỳ Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt       Quốc huy Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

The New WIPO Logo Tổ chức Lao động Quốc tế – Wikipedia tiếng Việt  Thử tài đoán logo các tổ chức nổi tiếng thế giới - VnExpress

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. 

Ví dụ: NGUYỄN DU, ISAAC NEWTON, …

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Ai là chủ sở hữu logo hàng Việt Nam chất lượng cao? - Tuổi Trẻ OnlineHình ảnh Logo Quacert - Tải về logo quacert nhanh nhất.  File:Conformité Européenne (logo).svg - Wikimedia Commons

  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. 

Ví dụ: SẢN XUẤT TẠI CHÂU ÂU  (đối với hàng hóa sản xuất ngoài châu Âu), MADE IN U.S.A (đối với hàng hóa sản xuất ngoài nước Mỹ), …

   3. Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia.

Chữ Vạn – Wikipedia tiếng Việt

Đánh giá khả năng tự phân biệt của dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số (“dấu hiệu chữ”) theo quy định tại điều 74.2 Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.3 Thông tư 01.

Các yếu tố chữ sau đây bị coi là KHÔNG có khả năng phân biệt:

a) Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ A Rập, chữ tiếng Nga, chữ  Phạn, chữ Hán, chữ Nhật, chữ Hàn, chữ Thái…; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác.

Ví dụ:

b) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ – kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.

Ví dụ: BT, AA, DC2

c) Một tập hợp quá nhiều chữ cái (kể cả chữ số) hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản.

Ví dụ: BGMHCK

d) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt.

Ví dụ:

e) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Ví dụ:      HOTEL, INN, RESORT  (cho dịch vụ khách sạn, dịch vụ lưu trú); 

PERFUME, COSMETIC  (cho sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm)

g) Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính sản phẩm, dịch vụ  như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận liên quan đến nguồn gốc địa lý của sản phẩm), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm, dịch vụ), thành phần, công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: CÔNG NGHỆ ĐỨC, CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN (cho sản phẩm tương ứng với các nội dung này)

EXCELLENT, PERFECT, TỐT, BỀN, DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG CAO

h) Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu.

Ví dụ: GROUP, TẬP ĐOÀN,  CO., LTD., CÔNG TY CỔ PHẦN

i) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng rộng rãi;

Ví dụ:   INTERNATIONAL, NANO, ECO

k) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. 

Ví dụ:

l) Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ theo quy định tại Điều 73.5 của Luật SHTT.

Ví dụ:

CÔNG NGHỆ ĐỨC 

CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN

(cho sản phẩm không tương ứng với các nội dung này)

Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu dạng hình vẽ, hình ảnh (sau đây gọi là “dấu hiệu hình”) theo quy định tại điều 74.2 Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.4 Thông tư 01.

Yếu tố hình bị coi là không có khả năng phân biệt, nếu là:

a) Hình hoặc hình hình học thông thường như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Ví dụ:  

b) Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau.

Ví dụ:

c) Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi:

d) Hình vẽ, hình ảnh thông thường của sản phẩm

Ví dụ:  cho táo tươi

e) Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu 

Ví dụ: cho nước cam

g) Hình vẽ, hình ảnh gây nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ

Ví dụ: Tháp EIFFEL cho sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc ngoài nước Pháp

Đánh giá khả năng tự phân biệt của dấu hiệu kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình (sau đây gọi là “dấu hiệu kết hợp”) theo quy định tại điều 74.2 Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.6 Thông tư 01. 

Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt, cụ thể:

a) Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt.

b) Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt.

c) Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả năng phân biệt;

d) Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 của Thông tư này.

  • Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các điểm 39.4.a, b, c, d, e của Thông tư này đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan.

Ví dụ: BP (xăng dầu), P/S (kem đánh răng)

  • Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. 

Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.

Như vậy, để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, bạn có thể tham khảo nguyên tắc sau:

Nếu nhãn hiệu xem xét:

  1. CÓ các dấu hiệu theo điều 73 Luật SHTT thì nhãn hiệu có khả năng không được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ.
  2. CÓ các dấu hiệu theo điều 74.2a, b, c, d, đ Luật SHTT nhưng cách thể hiện độc đáo hoặc kết hợp với nhau tạo thành tổng thể khác biệt hoặc kết hợp với dấu hiệu có tính khác biệt thì tiến hành tra cứu tổng thể của nhãn hiệu để kiểm tra khả năng trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.
  3. Các dấu hiệu khác: nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì tiến hành tra cứu tiến hành tra cứu dấu hiệu để tìm nhãn hiệu đối chứng.
5/5 - (1 bình chọn)

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.