Nhãn hiệu âm thanh

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đã gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) nên những yêu cầu liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng có phát sinh những cam kết cần tuân thủ. Một số điểm mới về luật sở hữu trí tuệ cũng từ đây mà ra đời. Nội dung bài viết sau đây là sự giới thiệu sơ bộ về nhãn hiệu âm thanh – một trong những điểm mới nổi bật nhất trong lần sửa đổi, bổ sung này.

Nhãn hiệu âm thanh là gì?

Nhãn hiệu âm thanh chưa được pháp điển thành một điểm hay khoản riêng biệt nên nội hàm về nó còn khá mơ hồ. Tựu chung lại thì nhãn hiệu âm thanh suy cho cùng cũng là một nhãn hiệu, tức một dấu hiệu để nhận dạng hàng hóa, dịch vụ.

Nhưng cần phải phân biệt nhãn hiệu âm thanh với những dấu hiệu khác vì rằng nó được cảm thụ bởi cộng đồng không qua thị giác mà là thính giác. Từ đây những vấn đề pháp lý xoay quanh loại dấu hiệu này khó được điều chỉnh như là đối với những dấu hiệu mà ta đã từng biết. Những vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể hơn tại các tiểu mục bên dưới.

Bản chất của nhãn hiệu âm thanh lấy nền tảng từ các nhịp/giai điệu. Sự thêm bớt của lời nhạc, hòa âm phối khi làm tăng khả năng nhận biết của nhãn hiệu âm thanh mà không là yêu cầu bắt buộc khi đăng ký. Vì lẽ này nên nhà làm luật buộc nhãn hiệu âm thanh khi đăng ký phải được thể hiện một phần dưới dạng đồ họa – cách mà các nốt, ký tự âm nhạc được gắn kết với nhau (tổng thể của đơn đăng ký như là “một bức ảnh phát ra âm thanh”).

Nhãn hiệu âm thanh

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Bên cạnh dạng đồ họa như đã trình bày thì tệp âm thanh cũng là một trong những thành phần hồ sơ được luật định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa làm rõ hình thức của tệp âm thanh (dạng đĩa, cát-sét, USB, video, …) và số lượng tệp đính kèm nên thực tiễn đăng ký chưa diễn ra sôi nổi do thiếu cơ chế thụ lý và xử lý đơn.

Trong trường hợp chủ thể có nhu cầu đăng ký thì phương thức tiếp cận tốt nhất lúc bấy giờ là đăng ký nhãn hiệu quốc tế song cách thức này có phần phức tạp về trình tự, thủ tục cũng như thời hạn giải quyết.

Lời kết 

Việc sử dụng âm thanh để xây dựng và phát triển thương hiệu đã trở nên phổ biển trong thế giới ngày nay. Âm thanh không chỉ là một phương tiện truyền tải thông tin, mà còn là một công cụ truyền thông hiệu quả. Âm thanh có thể tạo ra những cảm xúc, những liên tưởng và những ấn tượng sâu sắc với người nghe.

Khi nghe một âm thanh, người ta hoàn toàn có thể liên tưởng đến hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức nào đó. Điều này hoàn toàn đáp ứng điều kiện “phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”, và cần đưa vào cơ chế để được bảo hộ nhãn hiệu.

Do Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 vừa có hiệu lực 2022, nên các điểm mới của luật có phần mơ hồ với không chỉ cơ quan chức năng mà còn cả người nộp đơn. Để giải quyết thực trạng này thì cần phải có sự làm rõ qua một văn bản hướng dẫn của nhà làm luật nhằm chi tiết hóa những vướng mắc còn dang dở.

>>> Xem thêm bài viết về Một số điểm mới của Luật SHTT về bảo hộ nhãn hiệu

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: R@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 7080 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • VPGD: Tầng 5, 205A Thuỷ Lợi 4 Tower, Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.